Nước và phân bón là 2 yếu quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Nếu thiếu nước thì phân bón và chất dinh dưỡng có trong đất cây sẽ không hấp thụ được bởi nước là trung tâm vận chuyển dinh dưỡng từ đất đến rễ cây.
Tưới nước – bón phân cây Sầu Riêng nhà vườn cần chú đến đặc điểm bộ rễ của cây Sầu Riêng để tưới nước – bón phân cách hợp lý và đúng cách để cây phát triển tốt nhất.
Lưu ý khi tưới nước – bón phân Sầu Riêng
1. Khu vực tưới nước bón phân
- Cây sầu riêng có 3 nhóm rễ chính :
Rễ cọc: mọc thẳng và đâm sâu xuống đất
Rễ chằng: rễ to, mọc vươn ra xa để giúp cây không đổ ngã
Rễ tơ (hút phân, nước tưới): trong khu vực dưới tán cây, phát triển mạnh ở khu vực 1/3 đến 2/3 tán (tính từ gốc)
Nên khi tưới nước – bón phân cho cây Sầu Riêng chỉ cần tập trung khu vực 2/3 tán cây để những rễ tơ có thể hấp thụ được.
- Ngoài ra, hạn chế dẫm đạp lên khu vực 2/3 tán này tránh tổn thương rễ tơ.
2. Cách tưới nước và bón phân
2.1. Tưới nước
Điều chỉnh cho nước tưới ướt khu vực 2/3 tán, hạn chế để nước tưới bắn vào gốc, nếu nước bắn trúng gốc trong thời gian dài sẽ làm ẩm độ cao tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, đặc biệt là nấm Phytop gây bệnh nứt thân xì mủ.
Nhà vườn hạn chế tưới trên lá, bởi vì khi tưới nước trực tiếp lên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công trên lá.
Nước phải đảm bảo tưới đều đến toàn bộ khu vực đất xung quanh tán cây. Nhiều nhà vườn khi lắp hệ thống tưới chỉ lắp 1 – 2 béc / gốc, những tán cây đã lớn gây tình trạng 1 bên đủ nước 1 bên không đủ nước cây sẽ phát triển không đều.
2.2. Bón Phân
Khi bón phân nhà vườn nên dùng cuốc xới nhẹ đất ở khu vực 2/3 tán, sau đó bón phân vào rồi lắp đất lại.
Nhiều nhà vườn khi bón phân là rãi đều khắp mô, để phân khơi trên mặt mô nên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng thì làm dinh dưỡng trong phân bị thất thoát phân rất cao. Chưa kể những mùa nắng phân sẽ không tan mà bị khô cứng, cây không hấp thu được.
Không bón phân trúng gốc vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh xì mủ (do nấm phytop) tấn công và phải dọn sạch cỏ, thông thoáng phần gần gốc (không để cỏ hay tủ gốc ).