8. Tỉa cành tạo tán sầu riêng

Trong quá trình chăm sóc cây Sầu Riêng ngoài việc bón phân – tưới nước , quản lý sâu bệnh hại thì nhà vườn cần chú đến kỹ thuật cắt cành – tạo tán – sửa cành để vườn Sầu Riêng được thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất và phát triển ổn định lâu dài.

Điều kiện áp dụng

  1. Cây dưới 3 năm và đã trồng trên 6 tháng
  2. Cây có nhiều cành vượt
  3. Thực hiện : 1-2 cành / lần / 6 tháng

Lưu ý : Cây trên 4 năm hoặc cây đã cho trái thì không áp dụng

Như các bạn cũng biết, cây sầu riêng có 2 loại cành phải chú ý từ nhỏ :

1. Cành Quả : là những cành mang trái tốt nhất.

Cây sầu riêng toàn cành quả

2. Cành Vượt : là những cành có xu hướng mọc vượt lên nhằm thay thế thân chính và thông thường thì không mang trái.

Cành vượt của sầu riêng

Khi Cành vượt phát triển mạnh sẽ tạo hiện tượng 2-3-4 …thân phụ, đến khi cây 3 – 4 tuổi nhìn không ra thân chính là cái nào.

Cây nhiều thân nên cành quả không phát triển

Hậu quả kéo theo là đây:

Thứ nhất
  • Cây có 1 thân phụ ( Cành Vượt ) sẽ ra rất nhiều cành quả nhỏ nhưng cành quả nào cũng nhỏ, điều đó làm cho cành quả không đủ sức nuôi trái.
  • Trong khi đó cùng 1 thời gian chỉ dưỡng 1 thân chính, thân chính có 10 cành quả to ( do dồn dinh dưỡng ) thì cây sớm cho trái và cành to – khoẻ, đồng thời tạo bộ khung vững chắc sau này .
Cây có 1 thân chính sẽ phát triể nhiều cành quả to khỏe đủ sức nuôi trái
Thứ 2 :
  • Cây có nhiều thân gặp khi mưa bão, gió to … dễ bị TÉT những thân phụ sẽ gây tổn thương nặng nề cho cây và khó phục hồi.
Cành vượt khi gió mạnh rất dễ bị tét, gãy. Hậu quả của không cắt tỉa cành, tạo tán từ nhỏ
Cây Sầu Riêng nhiều thân dễ bị tét do gió bão

Trong khi những cây 1 thân chính thì toàn cành quả mọc ngang vuông góc thân chính sẽ ít bị tác động của gió hơn , nếu có gãy thì vẫn cắt phần gãy , chừa cành cụt vẫn cho trái bình thường .

Cây sầu riêng tạo hình 1 thân chính

 

Thứ 3 :
  • Cây có nhiều thân thì dễ bị nhiễm bệnh hơn ( xì mủ thân ), đặc biệt ngay vị trí giao nhau với thân chính. Nếu cây đã bị bệnh thì khó phát hiện do khe hở ít ai quan tâm và khuất góc nhìn, khi phát hiện thì cấy đã rất nặng và có khi cắt luôn cả cây.
  • Còn cây 1 thân chính thì quá khoẻ để kiểm tra bệnh và dễ xử lý
Cây Sầu Riêng bị xì mủ thân
Thứ 4:
  • Cây nhiều thân sẽ cho trái ở cành quả nhỏ, dinh dưỡng không tập trung, trái thì đầy cây nhưng dễ rụng, tỷ lệ trái loại 1 thấp, dễ gãy hoặc khô cành.
  • Cây 1 thân tập trung nuôi 10-15 cành quả chính, mỗi cành to khoẻ tập trung dinh dưỡng nhiều, trái ít rụng và tỷ lệ loại 1 cao, chất lượng ổn định và ít gãy cành.

Thứ 5 :
  • Cây nhiều thân sẽ có bộ tán lớn, phí đất, cành nhiều khó chăm sóc, khó phun xịt thuốc và khó thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ : thụ phấn nhân tạo, dưỡng cành bơi, chống rụng trái, làm trái tròn đều hộc ….

Kỹ thuật bao gồm:

  • Cắt và tỉa : để loại bỏ hoàn toàn những cành xấu , cành vượt , cành sát mặt đất …
  • Sửa Cành : cây ít cành quả nhưng nhiều cành vượt thì không cắt bỏ hoàn toàn cành vượt mà chỉ nên sửa – biến cành vượt thành cành quả

Tóm lại : Kỹ thuật Cắt – Tỉa – Sửa cành nếu áp dụng sẽ giúp cho nhà vườn tiết kiệm rất nhiều công sức tương lai sau này .

Nguồn: A+

About

Trả lời

error: Content is protected !!